Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

CHUYỆN GÌ NÊN NÓI?



Người hàng xóm đến gặp Socrates.- “Này ông Socrates ơi, ông có nghe chuyện này chưa?”
– “Khoan đã!” -Socrates ngắt lời người hàng xóm- “Anh có chắc rằng tất cả những gì anh sắp kể cho tôi đều đúng sự thật không?”
– “Ồ… cũng không chắc nữa. Tôi chỉ nghe người ta kể lại thôi.”
– “Thế à, Vậy chúng ta không cần quan tâm đến nó trừ phi nó là một chuyện tốt. Đó có phải là một chuyện tốt không?”-Socrates hỏi.
-”À không, không tốt. Đây là một chuyện xấu.”
– “Chà, anh có nghĩ tôi cần phải biết chuyện ấy để giúp ngăn ngừa những điều không hay cho người khác không?”
– “Ờ, ờ… quả thực cũng không cần lắm,”- Người hàng xóm trả lời.
“Tốt lắm,”- Socrates kết luận – “Vậy thì chúng ta hãy quên nó đi, bạn nhé. Còn có vô số chuyện đáng giá hơn trong đời sống. Chúng ta không thể mất công bận tâm tới những chuyện tầm phào, những chuyện vừa không đúng, vừa không tốt, vừa không cần thiết cho ai.”
=========
Tu khẩu cũng chính là tu thân các chị nhỉ?

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

MẮT ĐẸP - HÃY TÌM CÁI ĐẸP MÀ NHÌN


Có một người đàn ông xây bức tường bằng 100 viên gạch, ông miệt mài xây tỉ mỉ từng chút một nên 99 viên rất đều thẳng tắp duy chỉ có 1 viên ngay góc bị méo lệch đi. Suốt bao năm, ông đi qua đi lại và mỗi lần nhìn bức tường, ông cứ chăm chăm vào viên gạch méo lệch kia và khó chịu, ức chế, ông cảm thấy không hài lòng tí nào về căn nhà của mình.
Một ngày nọ, một vị sư vào nhà chơi và khen: “ôi bức tường kia thật tuyệt vời, xin cho hỏi vị thợ xây tài ba nào đã xây nó khéo đến thế?! Người đàn ông giật mình hỏi: “Người không thấy viên gạch kia trên tường méo lệch xấu xí sao là còn khen đẹp?”
Và vị sư trả lời rằng:
“ Ta thấy chứ, nhưng ta tập trung nhìn vào 99 viên đẹp nhiều hơn vì mắt đẹp, ta sẽ tìm cái đẹp mà nhìn. Và mắt ta sẽ thấy những gì ta thực sự muốn thấy.”❤️
Con người ta rất ngộ. Thường dễ phát hiện điều xấu hơn là những điều đẹp và thường bị những điều xấu kéo tuột năng lượng một cách nhanh chóng. Một điều xấu thôi có thể khiến ta buồn cả ngày trong khi một điều đẹp chỉ khiến ta vui được trong chốc lát.
Và bởi đa số như vậy nên người ta đau khổ thường nhiều hơn người biết sống hạnh phúc. Và sự khác biệt giữa họ không đến từ bên ngoài mà đến từ cách họ dùng đôi mắt để nhìn ngắm cuộc đời.
1. 🌱Cuộc sống luôn có những điều đẹp và những điều không đẹp, chúng song hành với nhau, nhưng mắt đẹp, ta hãy tìm điều đẹp mà nhìn.
2. 🌱Tâm hồn ta được tạo thành từ những gì ta đón nhận và cách ta nhìn thế giới xung quanh. Vậy nên, hãy chọn những điều đẹp mà tập trung vào, điều gì không đẹp hãy cứ nhẹ nhàng lướt qua đừng lấy vào.
3. 🌱Khi nhìn ai đó, hãy tập trung tìm kiếm điều đẹp ở họ mà nhìn thay vì cứ nhìn vào khuyết điểm.

Sưu tầm: Nghệ thuật quyến rũ 

ĐỪNG VIỆN CỚ MÌNH “THẲNG THẮN” MÀ NÓI LỜI TỔN THƯƠNG NGƯỜI


(Lấy cảm hứng từ câu nói: "Ngôn từ phải SẠCH" và khoá học "BeLoved - trở thành người được mến mộ" của thầy tôi)

MẸ là người ảnh hưởng đến tôi vô cùng nhiều. Và tôi tin, rất nhiều người cũng giống tôi, chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ người MẸ của mình.
Tôi vẫn nhớ hồi còn bé, đi chơi cùng đám bạn, bắt chước được câu nói tục nào đó về nói với mẹ. Ngay lập tức bị mẹ đánh 1 cú như trời giáng, đến nỗi rụng 1 chiếc răng (đang lung lay). Tôi hiểu rằng câu nói ấy đã khiến mẹ buồn đến nhường nào. Từ ngày đó tới giờ tôi tuyệt nhiên không nói tục thêm 1 lần nào nữa. Phần vì sợ mẹ, phần vì mẹ tôi cũng không bao giờ nói ngôn ngữ ấy.
Mẹ bảo, TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN; Là con gái nên nói lời hay, ý đẹp, nói chuyện lịch sự sẽ khiến cho đối phương cảm thấy thoải mái. Đến giờ tôi vẫn tin điều đó là đúng.
Có những người, nói họ chỉ to mồm, tính "phổi bò" cứ nói to tiếng thế thôi, chứ về sau quên hết.... Nhưng người nghe thì đâu có quên được? 😭(Nhất là người dễ bị tổn thương như mình. Huhu)
Người ta bảo KHẨU XÀ TÂM PHẬT, nhưng PHẬT lại răn rằng "Lời nói làm tổn thương người khác, có khi còn nghiêm trọng hơn cả giết người".
Anh nói lời cay đắng với người ta cho bõ tức rồi lại mang câu đó ra nguỵ biện, bảo: "Anh giận thì có hơi quá lời, e đừng để ý nhé" thì quá đáng lắm đấy!
Có người lại bảo THÔ NHƯNG THẬT. Vậy chứ tại sao người ta lại kỳ công mài giũa viên đá thô thành viên ngọc sáng? Tại sao con người sinh ra lại cần tu dưỡng làm gì?
Có nhiều cách để nói THẬT mà lời vẫn HAY
------------------------
Xin kể bạn nghe chuyện này:
"Có câu rằng: “Ngôn tùy tâm sinh”, trong tâm thật sự tôn trọng người khác thì mới có thể nói ra được những lời thiện ý, hoàn toàn khác biệt với sự giảo biện ở bề ngoài, làm tổn thương người khác rồi viện cớ là “thẳng thắn”.
Thời trung học, lớp tôi có một bạn nữ quê ở phía Nam, bạn ấy có làn da trắng, thân hình nhỏ nhắn xinh xắn, giọng nói ngọt ngào, nếu so với người ở miền Bắc chúng tôi thì khí chất rõ ràng là hơn hẳn.
Tôi và cô ấy chơi với nhau rất thân, có bí mật hay gặp những phiền muộn gì tôi đều tâm sự hết với cô ấy. Có khi gia đình cô ấy gặp chuyện, tôi đã thức suốt đêm để nói chuyện an ủi cho cô khuây khỏa.
Một lần, cô ấy xích mích với mấy bạn trai, tôi thấy rất lo lắng nên muốn giúp cô tìm cách giải quyết. Nhưng khi tôi nói ra những biện pháp của mình, cô ấy lại hời hợt nói: “Việc này có gì đáng lưu tâm sao?”, “Chút chuyện này có gì đáng buồn đâu”…
Sau mấy lần như vậy, lòng tôi bỗng dửng dưng đi rất nhiều. Sau đó, có bạn học nói rằng cô ấy thẳng tính, có gì thì nói nấy. Khi đó chúng tôi rất khinh bỉ sự “dối trá”, rất sợ bị người khác mắng là “dối trá”. Thế là kiểu nói thẳng “không dối trá” của cô ấy lại được nhiều bạn trong lớp lấy làm chuẩn mực.
Năm 2002, tôi tốt nghiệp đại học và đi làm. Tôi thuê phòng trọ nhỏ và ở ghép với một chị lớn hơn tôi vài tuổi, chị ấy làm cho công ty Skillnet. Tôi đã dại khờ tin rằng mình đã gặp được một người đi trước tri âm có thể chia sẻ những kinh nghiệm và chỉ ra những thiếu xót cho mình…
Mùa thu năm đó, công ty của tôi tổ chức đại hội thể dục thể thao, mỗi người được phát một bộ quần áo thể thao. Đó là bộ đồ hàng hiệu đầu tiên mà tôi có từ lúc chào đời tới nay. Thật không thể chờ đợi được, tôi về nhà là mặc thử ngay.
Chị ấy thấy vậy, không che giấu thái độ khinh thường tôi, nói: “Đúng là quê mùa, đây là thời trang năm trước rồi, thế mà cũng vui mừng đến vậy”.
Hai ngày sau, chị ấy cần tôi giúp đỡ, thái độ liền thay đổi, không ngạo mạn, mà cười đùa nói: “Tiểu Lý, chị là người nói chuyện thẳng thắn, em chớ để ý nhé”.
Bên tai tôi lập tức vang lên một ca khúc tiếng Anh:
“Bạn làm tổn thương tôi, còn cười được sao.
Đây thực chất không phải là vấn đề thẳng thắn.
Tôi cũng không phải là thánh nhân, tại sao lại không để bụng?”
Tôi làm nhân sự được mười năm, tôi đã thấy quá nhiều chiêu bài “thẳng thắn”, gặp quá nhiều người không có trách nhiệm với lời nói của mình.
Bởi vì “thẳng”, có thể muốn gì làm nấy, muốn nói gì thì nói sao?
Bởi vì “thẳng”, có thể ăn nói lung tung trút ra hết oán hận chất chứa sao?
Bởi vì “thẳng”, tất cả mọi người phải nhường chỗ cái “không nói dối” của họ?
Bởi vì “thẳng”, tất cả lời nói lỗ mãng liều lĩnh, từ ngữ không thích đáng đều phải được tha thứ sao?
Đây mới mới chính là giả dối, mới là ngụy biện không thẳng thắn, là ích kỷ, nói chuyện không lịch sự, không quan tâm đến cảm thụ của người khác, không khắc chế cảm xúc, không kiêng nể, chỉ nghĩ tới sự thoải mái của mình.
Trong công việc, có hai loại người tương phản với nhau: Một loại sợ người khác thoải mái, gắng sức làm cho người ta không thoải mái, để mình được thoải mái; còn một loại sợ người khác không thoải mái, tận sức làm cho người khác thoải mái, cho dù là mình bị oan khuất cũng không quan tâm.
Ngành nhân sự tôi làm, cụ thể công việc của tôi là người chuyên đi săn nhân tài nên tôi có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với những giám đốc lương cao mấy trăm triệu, thậm chí có người lương cao cả tỷ đồng.
Vậy những vị giám đốc này có gì khác nhau? Câu trả lời của tôi là, tổng giám đốc lương càng cao, thì khi giao tiếp họ càng khiến bạn cảm thấy thoải mái.
Nói chuyện với giám đốc lương cao dù 3 tiếng đồng hồ cũng không thấy mệt mỏi, bất luận chúng tôi nói ngọt bùi cay đắng như thế nào, họ luôn đáp lại bằng những câu nói lịch sự nhã nhặn. Tựa như luyện Thái Cực Quyền, vô luận là chiêu thức gì, toàn bộ đều là lấy nhu thắng cương.
Đây chính là chiêu thức của cao thủ, hóa giải vấn đề một cách vô hình và im lặng. Họ sở dĩ có được mức lương cao đến vậy, là vì giá trị của họ xứng đáng với nó. Mức độ khiến người khác thoải mái khi giao tiếp cũng chính là một chỉ tiêu để đánh giá tầm cao của một người.
Khi nói chuyện với người lương càng thấp, thì càng không thỏa mái. Họ rất dễ khiến người nghe bực mình. Những khúc mắc trong giao tiếp giữa người với người, khiến cho cảm giác không thoải mái cứ đeo đẳng, bầu không khí cũng trở nên căng thẳng hơn.
Bạn không để cho người khác thoải mái, thì người khác cũng sẽ khiến bạn không thoải mái. Muốn tăng lương, thì hãy học cách nói chuyện khiến người khác thoải mái, cải thiện khả năng nói chuyện và quan trọng hơn là tu dưỡng bản thân cho tốt, bởi vì “ngôn tự tâm sinh”.
Trong những niên đại chiến tranh, bên nào cũng dùng trăm phương ngàn kế để tiêu diệt quân địch, nghĩ cách làm cho bên địch không thoải mái. Trong những năm hòa bình thì hoàn toàn ngược lại, người ta lại phải dùng mọi cách để làm cho đối phương thoải mái hài lòng, vậy mới có thể thành công.
Nhìn một khía cạnh khác thì đây cũng chỉ là phép lịch cần thiết trong giao tiếp, nói chuyện thì ai cũng có thể, nhưng nói ra được những lời khiến người người khác thoải mái, lại chính là nghệ thuật, kỹ năng giao tiếp thật sự rất quan trọng.
Những người tự xưng là thẳng tính, thực chất chỉ là dùng “nhanh mồm nhanh miệng” để ngụy trang cho việc tổn thương người khác, bản chất thực sự là ích kỷ.
Trong cuộc sống phức tạp này, không phải lúc nào chúng ta cũng duy trì được thiện tâm, thiện ý. Nhất niệm khởi, nhất niệm diệt (niệm xấu vừa khởi lên, liền tiêu diệt nó ngay) thì mới đúng là tu dưỡng.
Đừng lấy thẳng thắn làm lý do. Phải suy nghĩ trước khi nói ra khỏi miệng kẻo vô tình làm tổn thương ai đó."
Nguồn câu chuyện: Tôi đi tìm tôi
=================
Còn bạn, bạn đã nói lời "cay đắng" nào với người nào đó rồi sau đó cảm thấy hối hận chưa?

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Cho đi những điều đẹp...


Người ta kể rằng: Tại một vùng miền quê nọ có một người nông dân trồng được giống ngô rất tốt. Năm nào những cây ngô của ông cũng cho ra những bắp ngô vừa to, vừa thơm ngon, hạt nào cũng đều tăm tắp. Hàng năm ông đem ngô tới hội chợ của vùng để thi và lần nào cũng giành giải nhất. Ai cũng cho rằng hẳn ông đang sở hữu một bí quyết nào đó.
Ngày nọ, một phóng viên đến phỏng vấn ông, anh ta rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh.
Tại sao ông lại chia sẻ những hạt giống tốt nhất của mình cho những người hàng xóm và cũng là đối thủ trong các cuộc thi ngô hàng năm? - Người phóng viên hỏi.
-Ồ, anh không biết à? - Người nông dân trả lời - Gió sẽ mang những hạt phấn hoa từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm của tôi chỉ trồng những cây ngô không tốt thì rõ ràng, khi ngô được thụ phấn nhờ gió sẽ làm giảm chính chất lượng ngô của tôi. Tôi muốn trồng ra những cây ngô tốt thì tôi cũng tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!
Hóa ra cuộc sống chỉ nhận lại những cái mình đã cho đi. Người nông dân này thật khôn ngoan, anh biết rằng nếu mình cho đi những giống ngô tốt thì sẽ nhận lại những phấn hoa tốt cho chính vườn ngô của mình. Cuộc sống con người xem ra cũng chỉ nhận được tình yêu thương, sự quan tâm trìu mến của tha nhân nếu chúng ta biết san sẻ cho họ những việc lành bác ái của chúng ta.
(Sưu tầm trên internet)

HÃY HỌC CÁCH CHO ĐI




Giá trị bạn nhận được chính là những giá trị bạn đã cho đi. Bạn cho đi càng nhiều thì giá trị bạn nhận lại được càng lớn.
NHƯNG, bạn không thể cho đi thứ mà bạn KHÔNG CÓ!
Vậy, để có thứ cho đi, bạn cần thay đổi bản thân mỗi ngày, học hỏi điều mới mỗi ngày, mở rộng cùng an toàn, mở rộng vòng hiểu biết, tích luỹ kiến thức, tích luỹ kỹ năng...
ĐẶC BIỆT, hãy tạo cho mình một PHONG CÁCH SỐNG ĐÁNG NGƯỠNG MỘ!
CHO ĐI là NHẬN LẠI.
Để trở nên giàu có bạn hãy giúp đỡ nhiều người;
Để trở nên rất giàu có bạn hãy giúp đỡ rất nhiều người;
Để trở nên vô cùng giàu có, bạn hãy giúp đỡ vô cùng nhiều người.
Đúng hay rất đúng?

BÍ MẬT CỦA SỰ GIÀU CÓ